Ứng dụng nguyên lý phong thủy vào khu vườn
Ứng dụng nguyên lý phong thủy vào khu vườn
Triết lý sống của đạo giáo ẩn tàng trong việc thiết kế các ngôi vườn phong thủy và có thể nhìn thấy rõ nét trong các khu vườn cổ tại tỉnh Tô Châu ngày nay.
Trên khắp thế giới nhiều nguyên tắc nay đã trở nên nổi tiếng khi mang lại những vẻ đẹp cho các khu vườn được thiết kế dựa theo chúng.
Những nguyên tắc khác bắt nguồn từ đời sống văn hóa và huyền thoại Trung Quốc không thuộc phạm vi đề cập trong cuốn sách này, tuy rằng mỗi nền văn hóa đều có những xác tín và cách thức thực hành riêng biệt cần được giữ gìn và tôn trọng như một di sản quý báu.
Khoa phong thủy chiếu cố đến những khác biệt này. Với những cố gắng, chúng tôi hy vọng rằng khi áp dụng các nguyên tắc phong thủy này vào việc thiết kế khu vườn, các bạn sẽ có thể phát huy được đặc điểm của chúng để mang lại những lợi ích thích đáng trong đời sống.
Khu vườn của người Trung Quốc
Các khu vườn Trung Quốc có nguồn gốc xuất phát từ các khu vực trung tâm quyền lực, các dinh cơ của các nhà quyền quý và trong các khuôn viên mang tính chất tôn giáo. Chúng thể hiện sự cố gắng muốn tái tạo sự hoàn thiện của thiên nhiên và sự hợp nhất của Con Người - Trời - Đất.
Ở Trung Quốc, công việc bài trí vườn tược cũng mang một ý nghĩa triết lý tương tự như trong các lãnh vực nghệ thuật khác. Khả năng này phát triển từ sự kết hợp giữa khái niệm nghệ thuật của Khổng giáo – như một sản phẩm được con người tạo tác nhưng lại mô phỏng từ thiên nhiên – và niềm tin Lão giáo đặt trên tính ưu việt của thế giới thiên nhiên được thể hiện như một hình thức nghệ thuật. Sự hòa trộn này đã tạo ra một số địa điểm giàu sức sống nhưng yên tĩnh trên thế giới.
Ở Trung Quốc, khu vườn và nhà ở được xem là một thực thể duy nhất, không tách rời nhau. Khu vườn được “kéo” vào trong nhà qua các cửa sổ và các cửa chớp, trong khi các bức tường được dùng như những bức phông hậu cảnh đối với các cây cảnh được chọn lọc cẩn thận.
Các khu vườn Trung Quốc được thiết kế để tạo thoải mái cho con người và các sinh hoạt của họ vì vậy các tòa nhà trở thành điểm nhấn chính, cho dù dùng trong việc giải trí, như là các đài quan sát hoặc ngoạn cảnh. Cũng áp dụng cùng phương thức này, các nhà kiến trúc phong cảnh phương Tây như “Capability” Brown và Humphrey Repton dùng cảnh trí thiên nhiên làm bức phông hậu cảnh cho các khu vườn của mình.
Các nhà thiết kế Trung Quốc đã kết hợp núi non, sông nước và cây cối vào trong sáng tạo của họ. Nếu những yếu tố thiên nhiên này không có sẵn, họ tạo ra chúng, đắp những ngọn đồi và chuyển các tảng đá lớn đến để giả làm các ngọn núi. Truyền thuyết kể rằng, triều đại nhà Tống sở dĩ sụp đổ là vì Hoàng đế lúc bấy giờ đã ra lệnh vận chuyển những khối đá lớn từ những vùng xa xôi về để xây dựng khu vườn ở kinh thành mà ông nung nấu thực hiện cho bằng được. Và chính hành động này đã làm khánh kiệt vương quốc của ông.
Trong nước, nền kiến trúc bên Trung Quốc xác định một ý niệm then chốt về việc thiết kế vườn tược. Các ngôi nhà được xây dựng chung quanh ba mặt của khu vực sân trung tâm và vị trí trung tâm để trống không này là một đặc điểm quan trọng trong thuật phong thủy. Trong khi các nhà thiết kế Tây phương có thể đặt vào không gian bị vây quanh này các luống hoa được xếp đặt ngay hàng thẳng lối theo hình học thì những người thấm nhuần tư tưởng Đạo giáo lại nhìn không gian ở khía cạnh tiềm ẩn của nó.
Đó không phải là một vùng rỗng tuếch, vô hồn mà là một khu vực năng lượng đang sắp sửa tuôn trào. Các bức tường được làm cho có ý nghĩa bằng cách trổ các khung cửa nhìn ra thế giới xa xôi bên ngoài: đá được khơi dậy sự sống bằng cách khoét những lỗ hỗng và những khe hẹp để tạo tính cách riêng cho chúng.
Theo đạo Lão, hoạt động của con người không bao giờ được áp đặt, điều khiển đối với hình dáng của thế giới tự nhiên, bởi vì vạn vật nên được phép phát triển một cách tự nhiên. Vì vậy việc tỉa tót cây cối hoặc bụi cây dùng làm hàng rào có thể nhìn thấy trong các khu vườn Tây phương nhưng không bao giờ xảy ra ở các khu vườn Trung Quốc, nơi mà hình thức tự nhiên của cây được phép tự do phát triển.
Bất cứ những thay đổi nào từ bàn tay con người được tiến hành trong một khu vườn Trung Quốc kết quả cuối cùng cũng phải thể hiện được tính tự nhiên. Ao hồ, đồi núi, tất cả đều phải trông giống như thực và mang dáng dấp tự nhiên.
Các nguyên tắc thẩm mỹ đằng sau các hình thức nghệ thuật Trung Quốc, cũng như các nguyên tắc về đạo lý và tinh thần đang chi phối xã hội đương thời, cũng đều phải dựa trên sự tôn trọng và thông hiểu về thế giới tự nhiên. Tính cách con người được so sánh với các hiện tượng thiên nhiên như đá (sự kiên định, vững vàng), tre (tính ngay thẳng) và các cây ăn quả.
Núi và nước (sơn thủy) là một thể thống nhất không thể tách rời khi tìm hiểu về phong thủy, là những yếu tố chính trong các khu vườn hoặc bức họa Trung Quốc.
Những nguyên tắc khác bắt nguồn từ đời sống văn hóa và huyền thoại Trung Quốc không thuộc phạm vi đề cập trong cuốn sách này, tuy rằng mỗi nền văn hóa đều có những xác tín và cách thức thực hành riêng biệt cần được giữ gìn và tôn trọng như một di sản quý báu.
Khoa phong thủy chiếu cố đến những khác biệt này. Với những cố gắng, chúng tôi hy vọng rằng khi áp dụng các nguyên tắc phong thủy này vào việc thiết kế khu vườn, các bạn sẽ có thể phát huy được đặc điểm của chúng để mang lại những lợi ích thích đáng trong đời sống.
Khu vườn của người Trung Quốc
Các khu vườn Trung Quốc có nguồn gốc xuất phát từ các khu vực trung tâm quyền lực, các dinh cơ của các nhà quyền quý và trong các khuôn viên mang tính chất tôn giáo. Chúng thể hiện sự cố gắng muốn tái tạo sự hoàn thiện của thiên nhiên và sự hợp nhất của Con Người - Trời - Đất.
Ở Trung Quốc, công việc bài trí vườn tược cũng mang một ý nghĩa triết lý tương tự như trong các lãnh vực nghệ thuật khác. Khả năng này phát triển từ sự kết hợp giữa khái niệm nghệ thuật của Khổng giáo – như một sản phẩm được con người tạo tác nhưng lại mô phỏng từ thiên nhiên – và niềm tin Lão giáo đặt trên tính ưu việt của thế giới thiên nhiên được thể hiện như một hình thức nghệ thuật. Sự hòa trộn này đã tạo ra một số địa điểm giàu sức sống nhưng yên tĩnh trên thế giới.
Ở Trung Quốc, khu vườn và nhà ở được xem là một thực thể duy nhất, không tách rời nhau. Khu vườn được “kéo” vào trong nhà qua các cửa sổ và các cửa chớp, trong khi các bức tường được dùng như những bức phông hậu cảnh đối với các cây cảnh được chọn lọc cẩn thận.
Các khu vườn Trung Quốc được thiết kế để tạo thoải mái cho con người và các sinh hoạt của họ vì vậy các tòa nhà trở thành điểm nhấn chính, cho dù dùng trong việc giải trí, như là các đài quan sát hoặc ngoạn cảnh. Cũng áp dụng cùng phương thức này, các nhà kiến trúc phong cảnh phương Tây như “Capability” Brown và Humphrey Repton dùng cảnh trí thiên nhiên làm bức phông hậu cảnh cho các khu vườn của mình.
Các nhà thiết kế Trung Quốc đã kết hợp núi non, sông nước và cây cối vào trong sáng tạo của họ. Nếu những yếu tố thiên nhiên này không có sẵn, họ tạo ra chúng, đắp những ngọn đồi và chuyển các tảng đá lớn đến để giả làm các ngọn núi. Truyền thuyết kể rằng, triều đại nhà Tống sở dĩ sụp đổ là vì Hoàng đế lúc bấy giờ đã ra lệnh vận chuyển những khối đá lớn từ những vùng xa xôi về để xây dựng khu vườn ở kinh thành mà ông nung nấu thực hiện cho bằng được. Và chính hành động này đã làm khánh kiệt vương quốc của ông.
Trong nước, nền kiến trúc bên Trung Quốc xác định một ý niệm then chốt về việc thiết kế vườn tược. Các ngôi nhà được xây dựng chung quanh ba mặt của khu vực sân trung tâm và vị trí trung tâm để trống không này là một đặc điểm quan trọng trong thuật phong thủy. Trong khi các nhà thiết kế Tây phương có thể đặt vào không gian bị vây quanh này các luống hoa được xếp đặt ngay hàng thẳng lối theo hình học thì những người thấm nhuần tư tưởng Đạo giáo lại nhìn không gian ở khía cạnh tiềm ẩn của nó.
Đó không phải là một vùng rỗng tuếch, vô hồn mà là một khu vực năng lượng đang sắp sửa tuôn trào. Các bức tường được làm cho có ý nghĩa bằng cách trổ các khung cửa nhìn ra thế giới xa xôi bên ngoài: đá được khơi dậy sự sống bằng cách khoét những lỗ hỗng và những khe hẹp để tạo tính cách riêng cho chúng.
Theo đạo Lão, hoạt động của con người không bao giờ được áp đặt, điều khiển đối với hình dáng của thế giới tự nhiên, bởi vì vạn vật nên được phép phát triển một cách tự nhiên. Vì vậy việc tỉa tót cây cối hoặc bụi cây dùng làm hàng rào có thể nhìn thấy trong các khu vườn Tây phương nhưng không bao giờ xảy ra ở các khu vườn Trung Quốc, nơi mà hình thức tự nhiên của cây được phép tự do phát triển.
Bất cứ những thay đổi nào từ bàn tay con người được tiến hành trong một khu vườn Trung Quốc kết quả cuối cùng cũng phải thể hiện được tính tự nhiên. Ao hồ, đồi núi, tất cả đều phải trông giống như thực và mang dáng dấp tự nhiên.
Các nguyên tắc thẩm mỹ đằng sau các hình thức nghệ thuật Trung Quốc, cũng như các nguyên tắc về đạo lý và tinh thần đang chi phối xã hội đương thời, cũng đều phải dựa trên sự tôn trọng và thông hiểu về thế giới tự nhiên. Tính cách con người được so sánh với các hiện tượng thiên nhiên như đá (sự kiên định, vững vàng), tre (tính ngay thẳng) và các cây ăn quả.
Núi và nước (sơn thủy) là một thể thống nhất không thể tách rời khi tìm hiểu về phong thủy, là những yếu tố chính trong các khu vườn hoặc bức họa Trung Quốc.
Nguồn: Sưu tầm
Bài viết khác